MÔ TẢ
Cà Cherry Vàng hay còn được gọi là Cà Chua Bi Vàng với tên tiếng anh: Grape Cherry Tomatoes. Đây là giống cà chua có kích thước nhỏ hơn so với các loại cà chua thông thường, với đường kính chỉ vỏn vẹn 1.5 cm và có màu sắc bắt mắt!
ĐẶC ĐIỂM
- Quả nhỏ, quả có hình dạng tròn hoặc dài, kích cỡ tầm 1 – 2 ngón tay người lớn
- Quả có vị ngọt thanh, giòn, thơm
- Quả có màu nâu sẫm, bóng
HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG
Với hàm lượng vitamin gấp 3 lần so với cà chua bi thông thường, cà chua bi vàng luôn là lựa chọn hàng đầu cho sức khỏe:
Dinh dưỡng trong cà chua cũng bao gồm một số vitamin E, niacin, axit pantothenic, choline, betaine, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng….trong 123g cà chua cherry vàng có:
- 22,1 calo
- 4,8 gam carbs
- 1,1 gam protein
- 0,2 gam chất béo
- 1,5 gam chất xơ
- 15,6 miligam vitamin C (26%DV)
- 1,025 đơn vị quốc tế vitamin A (20% DV)
- 9,7 microgam vitamin K (12% DV)
- 292 miligam kali (8% DV)
- 0,1 miligam mangan (7%DV)
- 0,1 miligam vitamin B6 (5% DV)
- 18,4 microgam folate (5% DV)
CÔNG DỤNG CÀ CHERRY VÀNG
- Làm sáng da: Thành phần chứa chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ làn da khỏi tác dụng xấu của ánh sáng mặt trời
- Cải thiện thị lực: Chứa nhiều Vitamin C, vì thế mà Cà Cherry Vàng có khả năng ngăn được các bệnh về mắt, tăng cường thị lực
- Giảm huyết áp cao: So với cà chua thường, cà chua vàng chứa nhiều kali hơn hẳn, chúng sẽ giúp mạch máu được thư giãn và giãn nở
- Bảo vệ tim mạch: Theo nghiên cứu khoa học thì ăn Cà Cherry sẽ giúp bảo vệ tim mạch, làm giảm tác hại của bệnh tim mạch
- Giúp xương chắc khỏe: Với hàm lượng canxi và vitamin K, loại quả này sẽ giúp cho hệ xương của bạn được khỏe mạnh hơn.
- Làm sạch máu: Cà cherry vàng giàu Vitamin A, cùng lượng beta-carotene, giúp đẩy các độc tố ra ngoài có thể dễ dàng.
CÁCH SỬ DỤNG
- Rửa sạch ăn sống (Đây là cách ăn tốt nhất)
- Làm sinh tố
- Cắt nhỏ trộn Salad
- Làm nước ép hoa quả
- Chế biến thức ăn: nấu, xào, nướng,…
- Nguyên liệu làm bánh, mứt, trang trí, salad,…
SỬ DỤNG CÀ CHUA CHERRY VÀNG ĐÚNG CÁCH
Không ăn cà chua xanh
- Khi cà chua còn xanh, chưa chín hẳn thì vẫn chứa chất độc solanine. Khi ăn phải cà chua xanh bạn sẽ có cảm giác đắng chát ở khoang miệng, nguy hiểm hơn là xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn tiết nước bọt, yếu sức..
- Trong khi đó, trong cà chua chín các chất độc hại sẽ giảm dần và mất đi khi cà chua chín đỏ. Chính vì vậy, bạn chỉ sử dụng cà chua chín để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Không nên ăn nhiều hạt cà chua
- Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa.
- Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.
Không nên đun cà chua quá kỹ
- Như chúng ta đã biết, việc nấu các loại rau xanh quá kỹ là một việc không tốt. Bởi chúng sẽ làm mất đi các loại chất dinh dưỡng có trong các loại rau. Và đối với cà chua cũng thế, chúng ta không nên đun quá kỹ hoặc đun đi đun lại nhiều lần. Nếu đun cà chua ở nhiệt độ cao hoặc đun kỹ quá sẽ làm mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng mà cà chua mang lại.
Không ăn cà chua lúc đói
- Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng.
- Nếu ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây “căng thẳng” và làm khó cho dạ dày.
BẢO QUẢN
- Đặt ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
- Bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc ngăn mát tủ lạnh (7 ngày với nhiệt độ thường và lâu hơn khi bảo quản lạnh)
Sản phẩm liên quan: