Tổng quan về cà chua là một đề tài khá thú vị sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự phát triển của cây cà chua và giá trị dinh dưỡng của nó. Cùng với sự phát triển nền kinh tế thì lương thực, thực phẩm là nhu cầu thiết yếu được gắn liền trong đời sống hằng ngày. Càng được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là vấn đề rau quả tươi. Không chỉ xuất hiện trong những bữa cơm của gia đình Việt, mà còn mang lại những giá trị lợi ích về sức khỏe. Hãy cùng Tấm Food tìm hiểu thêm thông tin về quả cà chua nhé.
Mục lục:
Giới thiệu tổng quan về cà chua
Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ, phổ biến ra toàn thế giới từ sau thế kỉ 16. Cà chua (danh pháp hai phần: Solanum lycopersicum), thuộc họ Cà (Solanaceae), là một loại rau quả làm thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, chín sang màu từ vàng đến đỏ. Đối với sức khỏe con người, cà chua đóng vai trò rất quan trọng, cung cấp lượng sinh tố C, chất đạm, chất xơ và nhiều chất là lycopene. Hiện nay cà chua có thể ăn tươi, ép nước, làm sinh tố và chế biến món ăn trong gia đình.
Cây cà chua có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như đất sét, đất cát, đất pha cát, có độ pH= 6 – 6,5. Đất có độ ẩm cao, ngập nước kéo dài sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của cây cà chua. Nhiệt độ 21-24 độ C là nhiệt độ thích hợp cho cà chua đạt năng suất cao.
Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng cà chua lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phía Bắc. Hiện nay có một số giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể trồng tại miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nên diện tích ngày càng được mở rộng. Nhiều giống cà chua lai ghép chất lượng tốt được phát triển mạnh ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Một số giống cà chua chất lượng đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Có nhiều giống cà chua đang được trồng ở Việt Nam. Có 3 loại cà chua phổ biến
- Cà chua hồng: quả có hình dạng quả hồng, không chia múi. Thịt quả đặc, nhiều bột, lượng đường trong quả cao. Năng suất thường đạt 25 – 30 tấn/ha. Các giống thường gặp: Ba Lan, hồng lan của Viện cây lương thực; giống 214; HP5; HP1 của Hải Phòng…
- Cà chua múi: quả to, nhiều ngăn tạo thành múi, là giống cây sinh trưởng vô hạn, thời gian sinh trưởng dài, năng suất và khả năng chống chịu khá nhưng chất lượng không bằng cà chua hồng.
- Cà chua bi: quả nhỏ, chua, giá trị thấp, thường dùng làm nguyên liệu tạo giống.
Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Giá trị dinh dưỡng của cà chua đến từ các thành phần giàu vitamin, khoáng chất và các loại dưỡng chất quan trọng như vitamin A, vitamin C,…. Ngoài ra cà chua là nguồn thực phẩm giàu kali, magie, photo, chất xơ và protein. Đặc biệt trong thành phần cà chua còn có một số hợp chất hữu cơ quan trọng như lycopene, sắt và axit chlorogenic,…..mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng góp phần vào lợi ích sức khỏe mà cà chua có thể mang lại cho con người.
Ngoài ra, cà chua còn chứa nhiều hợp chất hóa thực vật khác và chất xơ giúp cho cơ thể bài xuất cholesterol, giảm máu đông, đề phòng các tai biến của bệnh tim mạch, bệnh béo phì….
Lợi ích sức khỏe
- Để nói về lợi ích sức khỏe của cà chua mang lại rất nhiều có thể kể đến như:
- Phòng chống ung thư
- Giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch
- Chống tác hại của khói thuốc lá
- Cải thiện thị lực
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Phòng ngừa các bệnh về rối loạn đông máu, tạo máu và tăng huyết áp
- Ổn định đường huyết, phòng chống bệnh tật và biến chứng đái tháo đường
- Ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu đường
- Phòng ngừa sỏi thận
- Đẹp dáng sáng da, mượt tóc.
Như vậy qua bài tổng quan về cà chua, Tấm Food đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cà chua cũng như giá trị dinh dưỡng của nó. Hy vọng đây là bài viết giúp các bạn tìm được những thông tin bổ ích nhé.