Bệnh lở cổ rễ cà chua là một trong những căn bệnh cây trồng nguy hiểm và cần có biện pháp kịp thời để tránh tình trạng tồi tệ nhất xảy ra. Hôm nay hãy cùng Tấm Food tìm hiểu những vấn đề xoay quanh bệnh lở cổ rễ ở cà chua. Cũng như cách nhận dạng và phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhé!
Mục lục:
Triệu chứng bệnh lở cổ rễ cà chua
Bệnh thường xuất hiện suốt giai đoạn sinh trưởng của cây. Đặc biệt tấn công mạnh vào 5 10 ngày sau khi gieo. Và chủ yếu gây hại ở phần gốc ngay trên mặt đất. Nấm bệnh sẽ tấn công vào gốc và làm khu vực này bị thối nhũn dù phần thân trên vẫn tươi xanh. Sau vài ngày thì cây mới bắt đầu khô héo hoàn toàn.
Bệnh lở cổ rễ dễ dàng nhận diện nhờ vào sự xuất hiện của những đốm đen ở rễ. dần chuyển sang nâu đỏ. Vào buổi sáng, những gốc nhiễm bệnh thường sẽ có sợi nấm trắng hoặc hạch nắm. Hạch nấm có dạng hình cầu với bề mặt trên láng, kích thước 1 2 mm
Nguyên nhân và điều kiện khiến bệnh lở cổ rễ phát triển
Bệnh lở cổ rễ cà chua là do một loại nấm có tên khoa học là Rhizoctonia solani Kuhn gây nên. Giai đoạn sinh sản hữu tính là Thanatephorus cucumeris. Chúng có khả năng làm giảm đến 60% năng suất cây cà chua.
Những khu đất cũ từng nhiễm bệnh và ở có độ ẩm cao thường có khả năng tái bệnh cao. Và nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển thường từ 25 30 độ C.
Nấm bệnh lưu tồn trong tàn dư của những cây bệnh trước hoặc trong đất dưới dạng hạch và sợi nấm. Hạch nấm có thể sống lâu trong nước và nảy mầm khi gặp điều kiện phát triển thuận lợi.
Biểu hiện bệnh lở cổ rễ trên cà chua
Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng gây thiệt hại chủ yếu cho cây con trong vườn ươm đến một tháng sau khi trồng.
- Cây con: Cổ thân bị úng và teo lại, cây bị gãy ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới bị héo. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo trồng.
- Cây lớn: Bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là phần gỗ thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bị bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gãy, cây chậm phát triển và thường bị chết.
Gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm, đôi khi thấy hạch nấm màu nâu đen.
Phương pháp phòng bệnh lở cổ rễ cà chua
Biện pháp sinh học
Để xử lý bệnh lở cổ rễ trên cà chua bà con sử dụng bộ sản phẩm hữu cơ vi sinh. Bên cạnh việc sử dụng bộ sản phẩm hữu cơ vi sinh tưới gốc, đồng thời nên sử dụng Vắc xin kết hợp Nano đồng với tỉ lệ 1:1 để phun xịt trên thân cành lá. Giúp tăng khả năng kích kháng cho cây, chống chọi lại nấm bệnh gây hại.
Biện pháp canh tác
- Vệ sinh vườn, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước.
- Nhổ bỏ những cây bị bệnh để tránh lây lan.
- Chọn hạt giống khỏe, không mang mầm bệnh.
- Luân canh cây trồng với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh.
- Bảo đảm nguồn nước tưới phải sạch.
Chọn đất trồng phải cao ráo, dễ thoát nước; vườn ươm thoát nước tốt không có bóng râm. Đất vườn ươm phải xử lý trước khi gieo như đốt rơm rạ hoặc xử lý vôi.
Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma. Không bón quá nhiều đạm.
Lưu ý phòng bệnh lở cổ rễ cà chua
- Điều đầu tiên, chọn lựa giống cây trồng tốt là một vấn đề vô cùng cần thiết và quan trọng. Bạn chỉ nên chọn những hạt giống có khả năng kháng bệnh cao và được xử lý sạch vi khuẩn trước khi đưa vào gieo trồng.
- Thường xuyên theo dõi và dọn dẹp đất trồng. Loại bỏ những cây có dấu hiệu bệnh để tránh lây lan sang những cây bên cạnh.
- Chọn khu vực đất tốt, cao ráo và sử dụng phân chuồng đã ủ để làm vườn ươm.
- Để giảm khả năng mắc bệnh, bạn nên trồng cà chua xen kẽ với các giống cây khác.
- Vì nấm lở cổ rễ ưa thích đất có độ ẩm cao, do đó để hạn chế sự phát triển này, người làm vườn nên lên luống cao và có rãnh thoáng nước tốt. Đồng thời gieo trồng có khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng, tránh tình trạng làm ứ đọng nước.
- Phun thuốc hoặc tưới thuốc dưới gốc cây con để phòng bệnh và tiêu diệt tận gốc ngay khi vừa xuất hiện dấu hiệu của nấm bệnh hoặc hạch bệnh.
- Nên sử dụng những loại phân hữu cơ cho cây cà chua. Tuyệt đối không nên bón nhiều phân đạm.
- Nguồn nước tưới phải là nước sạch, tránh sử dụng những nước bị ô nhiễm. Như vậy sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh cũng như không đảm bảo được chất lượng cây trồng cho cây cà chua.
Hi vọng với những chia sẻ vừa qua của Tấm Food, bạn sẽ tìm ra được những biện pháp phù hợp để phòng ngừa bệnh lở cổ rễ cà chua trong quá trình trồng trọt loại nông sản này. Chúc bạn thành công!
Block "trai-cay-ca-chua" not found
-
Cà Cherry cam sữa38.000₫ – 100.000₫
-
Cà Cherry Vàng30.000₫ – 80.000₫
-
Cà Cherry Socola30.000₫ – 80.000₫