Bệnh sương mai cà chua & Những điều bạn cần biết

Bệnh sương mai cà chua là bệnh gây hại phổ biến trên cây cà chua. . Với sự lây lan mạnh, tính phá hoại cây trồng cao và khả năng gây bệnh quanh năm, loại bệnh này rất khó khống chế. Bệnh hại có thể làm giảm năng suất đến 40-70% bệnh nặng có thể làm thất thu năng suất hoàn toàn. Vì vậy việc phát hiện bệnh sớm và phòng trị kịp thời mang lại hiệu quả cao trong việc thâm canh cây cà chua. Hãy cùng Tấm Food tìm hiểu thông tin và cách làm sao để xử lý bệnh sương mai qua bài viết dưới đây.

bệnh sương mai cà chua

Bệnh sương mai là gì

Bệnh sương mai (mốc sương) do nấm Phytophthora infestans gây ra. Là bệnh rất phổ biến trên cây cà chua, đặc biệt là khi trời lạnh, đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, hoặc có mưa nhỏ, ban ngày trời âm u, ít nắng… Nấm Phytophthora infestans gây hại trên cả lá, thân và quả cà chua.

Đây là bệnh phổ biến nhất trên cây cà chua, cùng với đó là sức hủy hoại khủng khiếp khi mà có khả năng làm giảm năng suất 40-70% nếu nông trại mắc phải, và nặng có thể gây thất thu năng suất hoàn toàn. Bởi vậy mà việc phát hiện sớm và phòng tránh kịp thời là điều không thể bỏ qua.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do nấm Phytophthora infestans (Mont.) de Bary gây ra. Là loài nấm ký sinh chuyên tính. Bào tử mọc thành cụm, phân nhiều nhánh. Bọc động bào tử không màu, hình quả chanh.

Đặc điểm của nấm bệnh:

  • Nấm tồn tại dưới dạng sợi nấm và lây lan nhờ gió và nước.

Điều kiện phát sinh và phát triển của nấm bệnh:

  • Bệnh sương mai thích hợp với điều kiện thời tiết ẩm độ cao, trời âm u, có nhiều sương mù
  • Nhiệt độ không khí thấp khoảng 18-22°C, trong đó có 1 khoảng thời gian nhiệt độ xuống thấp 12-15°C.
  • Ở nước ta bệnh có thể phát sinh quanh năm. Đặc biệt vụ Đông Xuân có điều kiện thời tiết thích hợp cho bệnh phát sinh và gây hại hơn.

Triệu chứng bệnh sương mai của cà chua

bệnh sương mai cà chua
  • Trên lá: Vết bệnh thường xuất hiện ở mép lá, là những đốm nhỏ màu xanh nhạt, hơi ướt. Vết bệnh lớn dần lan vào phía trong phiến lá, màu nâu, có ranh giới rõ rệt với phần xanh còn lại của lá. Ở mặt dưới lá, vết bệnh có một lớp mốc trắng như sương (phân sinh bào tử). Bệnh nhẹ lá hơi bị cháy, bệnh nặng có thể làm toàn bộ phiến lá bị cháy khô.
  • Trên thân: Vết bệnh có dạng dài, màu nâu, hơi lõm vào vỏ thân.
  • Trên quả: Bệnh thường xuất hiện ở mặt trên của quả, trên quả có những đốm màu xanh xám, có vẻ ướt; vết bệnh lớn dần, chuyển sang màu trắng đục sau đó chuyển sang màu nâu, hơi lõm; quả nhăn nheo, có viền rõ và bên trong có thể bị thối. Bệnh nhẹ quả hơi nám và cứng, bệnh nặng quả không phát triển được, sau đó bị rụng.

Uống cà chua mỗi ngày có tốt không Câu trả lời đầy bất ngờ


Những biện pháp phòng chống bệnh sương mai cà chua

Biện pháp canh tác:

  • Vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu hủy và tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Bón vôi, phân hữu cơ trước khi gieo trồng. Bón phân cân đối, tăng lượng bón phân kali và lân. Luống đánh cao, rãnh rộng để dễ thoát nước.
  • Vườn ươm phải là nơi đất cao ráo, sạch sẽ. Không nên trồng cà chua gần ruộng khoai tây. 
  • Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh kịp thời ngoài đồng ruộng. Khi thấy phát sinh các ổ bệnh đầu tiên cần phải phân loại ruộng để có kế hoạch phun thuốc ngăn chặn ngay.

Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ với phân chuồng hoai mục 7 – 10 ngày để bón lót.

bệnh sương mai cà chua

Biện pháp hóa học:

  • Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).
  • Khi phát hiện bệnh trên đồng ruộng có thể sử dụng một số loại thuốc gốc đồng và thuốc chứa các hoạt chất Mancozeb, Phosphorous, Fosetyl-aluminium như: Ridomil Gold 68WP, Aliette 80WG, Eddy 72WP+ Klifos, Agrifos 400….Theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
Share via
Copy link
Powered by Social Snap