Bạn đang muốn học cách trồng dâu tây? Chăm sóc cây thế nào với thời tiết mưa nắng thất thường? Vậy thì những bạn ở khu vực nắng nóng phải làm sao mới có thể trồng được loại cây này? Nếu là mới người bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này, chắc chắn không thể bỏ qua bài viết hữu ích ngay dưới đây!
Dâu tây là loại cây ưa thích thời tiết ôn đới, như Đà Lạt. Vậy thì những bạn ở khu vực nắng nóng phải làm sao mới có thể trồng được loại cây này? Tại Đà Lat, hiện nay các nhà vườn chủ yếu trồng dâu bằng các phương pháp hiện đại và có sự trợ giúp của công nghệ 4.0, nên việc chăm sóc vườn dâu phần nào được giảm bớt nhưng chất lượng dâu ngày càng ổn định hơn.
Có rất nhiều cách để trồng cây dâu tây phù hợp với môi trường và điều kiện khác nhau. Hôm nay Tấm Food sẽ giới thiệu cho bạn 3 phương pháp đơn giản phù hợp để trồng tại nhà phố nhé!
Mục lục:
Trồng dâu tây bằng những cách nào?
Hiện nay giống dâu tây rất đa dạng, bạn có thể thoải mái chọn lựa loại mình thích. Chẳng hạn như dâu tây New Zealand, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp,… Không chỉ vậy, bạn còn có thể trồng dâu tây bằng cách ươm hạt giống cho đến trồng dâu tây bằng ngó hoặc phương pháp cấy mô.
Vậy trồng cây dâu tây bao lâu có quả đối với các cách khác nhau? Thông thường khi ươm bằng hạt, cây sẽ ra quả trong khoảng thời gian từ 9 10 tháng. Nếu muốn rút ngắn thời gian, bạn có thể trồng bằng cách tách ngó từ cây mẹ. Quá trình này chỉ tốn 2 3 tháng mà thôi.
Nên chọn phương pháp trồng dâu tây nào?
TRỒNG DÂU TÂY BẰNG NGÓ
ƯU ĐIỂM
- Giữ được đặc tính nổi bật từ cây dâu mẹ.
- Tách ngó dâu tây từ cây mẹ đơn giản.
- Thời gian sinh trưởng và ra quả nhanh, dễ trồng
- Thích hợp với trồng theo hộ gia đình.
- Thời gian thu hoạch nhanh từ 1 2 tháng.
NHƯỢC ĐIỂM
- Ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mẹ
- Số lượng nhân giống không được nhiều.
- Sức sống cây con không mạnh
TRỒNG DÂU TÂY CẤY MÔ
ƯU ĐIỂM
- Cây con đạt tiêu chuẩn tốt, đồng đều nhau
- Phát huy ưu điểm giống: Sức sống mạnh, năng suất cao, không bị nhiễm bệnh.
- Thích hợp trồng vườn số lượng lớn.
NHƯỢC ĐIỂM
- Cần thời gian thích ứng với môi trường
- Thời gian thu hoạch 3 5 tháng
- Phải đảm bảo đủ các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, giá thể khi trồng và yêu cầu kỹ thuật cao.
TRỒNG DÂU TÂY BẰNG XƠ DỪA THỦY CANH
ƯU ĐIỂM
- Không cần phải làm đất, không xuất hiện cỏ dại
- Có thể trồng nhiều vụ, trái vụ.
- Không cần sử dụng các hóa chất như trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại,…
- Năng suất cao hơn từ 25% đến 50% so với trồng bình thường
- Sản phẩm hoàn toàn sạch.
NHƯỢC ĐIỂM
- Xơ dừa phải được xử lý kỹ càng. Nếu không có thể gây vàng lá ở cây hoặc nghiêm trọng hơn là làm chết cây.
- Xơ dừa sau khi sử dụng từ 6 8 tháng cần được thay mới.
Trồng dâu tây vào tháng mấy tốt nhất?
Bạn có thể trồng dâu tây quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 và tháng 5. Sau khoảng 2 tháng, bạn có thể thu hoạch những trái dâu chín mọng đầu tiên!
TẠI MIỀN BẮC
- Ở miền Bắc, tháng 10 là thời điểm thích hợp nhất để trồng, khi đó:
- Nhiệt độ không khí tối ưu 17-20 C và nhiệt độ tối thiểu giữa 4-5 độ C.
- Độ ẩm không khí (RH) 80-90%.
- Bức xạ mặt trời từ 8-10 giờ / ngày.
- Lượng mưa dao động từ 600-700 mm/năm.
TẠI MIỀN NAM
- Thời điểm trồng dâu tây thích hợp nhất là khoảng tháng 9-10 dương lịch. Vì thời điểm này là vào cuối mùa mưa. Độ ẩm rất thích hợp cho cây nảy mầm. Trồng dâu tây vào thời điểm này thì mức độ thành công là 90-100%.
- Ngược lại, nếu đem cây dâu vể trồng vào mùa nắng nóng thì tỉ lệ cây sống sót chỉ khoảng 70%.
- Dâu tây không khó trồng chỉ cần bạn biết chọn đúng thời điểm trồng dâu tây vào tháng mấy để có khí hậu thích hợp thì chắc chắn bạn sẽ có cả vườn dâu tây cho mà xem.
Dưới đây là những thông tin về cách gieo hạt dâu tây
- Nên chọn hạt giống đều nhau, hạt càng to cây càng khỏe, hạt nhỏ sức đề kháng của cây rất yếu.
- Ngâm hạt khoảng 10 phút, để ráo trước quạt, chú ý hạt nhỏ nên để xa, vì hạt rất dễ bị bay đi,
- Trộn đất tơi lên và làm ẩm, gieo hạt đều tay.
- Hàng ngày tưới bằng bình xịt vào buổi sáng với độ ẩm vừa phải, không nên tưới cây vào buổi tối vì rất dễ bị thối hạt.
- Khoảng 3 tuần là hạt nảy mầm. Khi hạt nảy, vài ngày đầu, không nên di chuyển chậu, không bón phân vội, chỉ tưới nước bình thường, khoảng 3-4 cm, các bạn hãy bón phân nhạt, bón nhiều quá cây sẽ chết đấy.
Các lưu ý trong cách trồng dâu tây ở vùng nóng
Thời gian thích hợp
Tháng 9 đến tháng 10 dương lịch được xem là thời điểm thích hợp để trồng dâu tây ở nơi có khí hậu nóng. Vì lúc này là thời điểm cuối mùa mưa, độ ẩm phù hợp để cây có thể sinh trưởng tốt. Chọn đúng thời gian trồng có thể thành công trên 90%. Ngược lại thì cây chỉ có 70% cơ hội sống sót, hoặc cây vẫn phát triển nhưng không ra quả.
Chọn hạt giống hoặc cây con
HẠT GIỐNG
- Dâu tây có rất nhiều giống để bạn có thể lựa chọn như New Zealand, Mỹ, Úc, Hàn Quốc,… Đây đều là những giống cây tốt cho quả quanh năm. Nhưng mỗi loại sẽ có điều kiện và đặc tính khác nhau, cũng như cho kích thước trái khác nhau. Cho nên bạn hãy tìm hiểu kĩ loại mình muốn trồng nha.
CÂY CON
- Bạn hãy chọn những cây con cao khoảng 10 đến 15cm. Cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và phát triển đều
- Cách trồng cây dâu tây bằng hạt sẽ tốn thời gian và phải chăm sóc tỉ mỉ hơn. Nếu lần đầu trồng loại cây này thì bạn nên xem xét chọn mua cây con.
Đất trồng
Dâu tây là loại cây phù hợp với loại đất thịt nhẹ, tơi xốp và có hàm lượng chất hữu cơ cao. Đất vừa có thể giữ ẩm cũng như thoát nước tốt.
Vị trí
Tuy ưa nắng nhưng cây dâu tây không chịu được ánh nắng trực tiếp hoặc quá gay gắt. Cho nên bạn nên đặt chậu ở những nơi có bóng mát hoặc có lưới che. Chỉ nên để cây dưới ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm.
Cách trồng dâu tây Đà Lạt
- Trồng dâu tây bằng hạt giống
Thì bạn phải ủ hạt trong nước ấm (công thức 2 phần sôi + 3 phần lạnh) từ 3 đến 6 tiếng. Sau đó vớt hạt ra rải đều giữa 2 lớp khăn ẩm hoặc giấy ướt và chờ hạt nứt ra (nảy mầm).
Tiếp theo ta đem hạt đã nảy mầm ra nơi thoáng gió phơi 30 phút rồi đem gieo.
Ta ươm hạt vào chậu với khoảng cách đều nhau, tốt nhất là nên chia luống để cây có đủ khoảng trống phát triển. Đặt chậu ở nơi khô ráo, thoáng mát và đủ ánh sáng mặt mặt trời.
Cần đảm bảo độ ẩm cho cây bằng cách tưới thường xuyên sáng sớm và chiều tối. Chú lý chỉ làm ướt bề mặt chứ không tưới quá nhiều gây úng cây.
- Trồng dâu tây bằng cây con
Bạn chỉ cần mua cây con sẵn về và trông thôi. Nhưng hãy lưu ý chậu cây, nếu chưa có lỗ thoát nước thì nên đục ra, hoặc có thể đổi chậu cho phù hợp với cây.
Cách chăm sóc cây dâu tây
- Dâu tây là loại ưa ẩm nên chỉ cần phơi nắng một buổi là được. Nếu được thì bạn hãy đặt cây ở nơi có thể đón nắng sáng sớm nhé!
- Tưới nước 2 lần cho cây, nhưng chỉ cần làm ướt bề mặt đất giúp cây đủ độ ẩm mà thôi.
- Thường xuyên xới đất nhẹ nhàng để tạo độ tơi xốp và thông khí cho cây.
- Để cây có thể phát triển mạnh và ổn định thời kì đầu, bạn nên ngắt bỏ chùm hoa đầu tiên để có thể tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
- Cần tỉa bớt các nụ, hoa, trái dị dạng hoặc bệnh. Tỉa các lá già và lá sâu. Đảm bảo cây được cân đối.
- Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, bạn cần thường xuyên bón phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Những lưu ý khi chăm sóc và trồng cây dâu tây
Vì dâu tây là loại cây ưa ẩm, nên bạn cần đảm bảo lượng nước mỗi ngày cho cây. Hằng ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Lưu ý không dùng quá nhiều nước gây úng cây. Cây cần quang hợp, do đó bạn cần phải cung cấp ánh sáng cho chúng. Tốt nhất là để cậy ở nơi tiếp nhận ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm, còn dịu mát. Không được để dâu tây ở những nơi có ánh nắng quá gây gắt.
1. Không trồng dâu tây ở những nơi gần cà tím, ớt, khoai tây hoặc cà chua.
2. Không thụ phấn quá mức.
3. Không để ánh sáng mặt trời làm ảnh hưởng đến năng suất dâu tây.
4. Không tưới quá nhiều nước.
5. Đừng bỏ bê cây của bạn.
Nghệ thuật trong cách hái dâu tây
THỜI ĐIỂM HÁI DÂU
Bởi vì mùa dâu tây rộ chỉ kéo dài từ 3 đến 4 tuần mà thôi. Bạn cần phải hiểu rõ các nguyên tắc & kỹ thuật khi thu hoạch. Trách để không bỏ phí bất kỳ quả dâu đỏ mọng nào bạn nhé!
Những quả dâu của mùa đầu tiên thường sẽ không đạt chuẩn mặc dù bạn đã chăm sóc rất cẩn thận. Vì thời điểm này cây dâu vẫn chưa đủ cứng đáp để cho sai quả ngon ngọt. Nguồn dinh dưỡng chính sẽ được cây dùng để phát triển phần thân và rễ. Giai đoạn đầu, bạn cần tập trung để cây thật sự khỏe mạnh. Do đó, trong 6 tháng sau khi bắt đầu gieo trồng, bạn nên ngắt bớt hoa dâu tây.
- Cách nhận biết độ chín của quả: quả còn non có màu xanh lục ánh trắng rồi dần dần chuyển màu hồng rồi màu đỏ khi đã chín. Khi gần chín tai quả cong lên, da bón và có mùi thơm đặc trưng của dây tây.
- Thu hái quả lúc sáng sớm (7-10 giờ) hoặc chiều mát (16-18 giờ), lúc trời mát, ráo sương; tránh thu hái vào những lúc nắng to hoặc những ngày mưa.
Thông thường khi cây ra quả, quả dâu tây to nhất và ngon nhất sẽ nằm trên cuống ở giữa những chùm dâu. Bạn chỉ nên hái những quả có màu đỏ tươi và căng mọng nước. Nếu quả còn xanh hoặc trắng, bạn nên chờ đợi chúng chín hẳn mới được thu hoạch. Vì dâu tây là loại trái cây không có khả năng tiếp tục chín khi rời khỏi cây như các loài quả khác. Tuy cùng một cây, nhưng chưa hẳn những quả dâu sẽ chín đồng thời với nhau. Do đó thời gian thu hoạch có khi kéo dài từ 2 3 ngày.
CÁCH HÁI DÂU
Thời điểm sáng sớm khi thời tiết còn se lạnh hoặc buổi chiều mát là 2 thời điểm hoàn hảo để tiến hành thu hoạch dâu tây.
- KỸ THUẬT HÁI DÂU: Nắm cành của trái dâu, gần tới cuống. Dùng ngón cái và ngón trỏ nắm chặt, xoay nhẹ để trái dâu tách ra khỏi cuốn. Bạn cần hái một cách nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến quả dâu.
- ĐẶT DÂU TRONG GIỎ: Dùng tay bấm nhẹ cuống quả để thu chọn những quả đủ tiêu chuẩn đặt nhẹ nhàng vào các rổ thưa có lót giấy mềm. Mỗi rổ thu quả chỉ nên chứa khoảng 5-7kg để tránh làm quả bị dập nát. Thu đến đâu đưa nhanh về nơi phân loại, đóng gói và bảo quản đến đó, tránh để dâu bị phơi dưới nắng làm hỏng mã quả, giảm chất lượng.
Không cần dùng kéo để cắt cuống, bạn chỉ cần dùng ngón cái và ngón trỏ nắm chặt. Xoay nhẹ để trái dâu tạc rời khỏi cuống lá. Vị trí tốt nhất để ngắt cành là ở điểm ¼ cuống lá. Dâu tây là một loại quả dễ bị dập và tổn thương bởi những tác động mạnh của vật lý. Vậy nên khi hái dâu, bạn cần phải nhẹ tay và cẩn thận. Tránh làm ảnh hưởng đến những quả dâu lân cận nhé!
Cất giữ, bảo quản dâu tây thế nào sau khi hái
Quả dâu tây sẽ tươi trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 ngày, nhưng sau đó thì nó sẽ héo và dập rất nhanh. Nếu bạn hái được nhiều hơn lượng dâu tây cần sử dụng thì cũng phải hết nếu không muốn lãng phí quả dâu tây nào. Vì thế bên cạnh cách hái dâu tây đúng kỹ thuật, bạn cũng nên biết cách bảo quản dâu tốt nhất!
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu từ thời gian phù hợp để thu hoạch, cách hái dâu tây đúng chuẩn cho đến khâu bảo quản cuối cùng. Hi Vọng những chia sẻ này của Tấm Food sẽ giúp ích cho bạn. Hãy theo dõi Tấm để biết thêm những thông tin hữu ích bạn nhé!
Hi vọng với những gì Tấm Food chia sẻ giúp các bạn trồng được dâu tây một cách hiệu quả nhé.
Tấm Food hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho các bạn khi chọn lựa phương pháp trồng dâu tây. Mỗi cách trồng sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, nên bạn hãy cân nhắc các yếu tố phù hợp nhất để quyết định nhé! Hãy trồng ngay một chậu dâu đỏ mọng và khoe với chúng mình với nha.