Bé mấy tháng ăn được cà chua? Cà chua là một loại quả rất giàu các vitamin, khoáng chất và chất xơ nên tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn đừng ngần ngại mà hãy bổ sung loại quả này vào khẩu phần ăn hằng ngày của bé nhé!
Việc đảm bảo cho con một chế độ ăn giàu dinh dưỡng là điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần lưu ý để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Cà chua là một loại thực phẩm đem đến rất nhiều công dụng tuyệt vời mà bạn nên cho bé ăn.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, cha mẹ không nên sử dụng cà chua cho bé ăn trước khi bé được khoảng 10 tháng tuổi. Lý do vì sao thì hãy cùng Tấm Food tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Giá trị dinh dưỡng của cà chua đối với trẻ nhỏ
Một bát cà chua đã được nấu chín có khả năng đáp ứng 47% nhu cầu vitamin C và 22% nhu cầu vitamin A của bé mỗi ngày. Ngoài ra, vitamin C có trong cà chua còn có tác dụng giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả.
Tuy cà chua là một loại thực phẩm tốt, nhưng bố mẹ cũng cần lưu ý về lượng cà mà bé tiêu thụ mỗi tuần nhé! Nguyên nhân là do lượng axit có trong cà chua sẽ làm yếu dạ dày còn non nớt của bé.
- Nếu muốn bổ sung thêm cà chua cho bé ăn trong thực đơn sớm hơn thông tin khuyến cáo ở trên, hãy xem xét những dấu hiệu dị ứng cà chua ở trẻ.
- Nếu bé nổi ban xung quanh miệng và mông thì có thể đó là phản ứng với độ axit có trong cà chua.
Cà chua có chất gì?
Cà chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong một bát cà chua đã được nấu chín chứa khoảng:
- Vitamin A (1174 IU), vitamin C (54 mg), vitamin K (6,7mcg) cùng một số hàm lượng nhỏ vitamin khác.
- Kali (523 mg), photpho (67mg), magie (22mg), canxi (26 mg), sắt (1,63mg), folate (31 mcg) cùng hàm lượng kẽm, mangan và chất xơ.
Công dụng của cà chua đối với bé
Giàu vitamin A
Quả cà chua có màu đỏ và đỏ cam là do nó có chứa alpha-carotene và beta-carotene. Không những vậy, cà chua còn chứa rất nhiều vitamin A. Đây đều là những chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thị lực của bé.
Giàu chất chống oxy hóa
Ngoài vitamin A, cà chua còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Tỷ lệ trao đổi chất ở trẻ nhỏ thường cao hơn nhiều so với người lớn và điều này làm tăng số lượng các gốc tự do. Nếu số lượng gốc tự do tăng lên thì nguy cơ tổn thương tế bào và DNA sẽ tăng. Chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, giúp bé cưng phát triển khỏe mạnh.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong quả cà chua có chứa rất nhiều chất giúp cải thiện hệ miễn dịch. Công dụng của cà chua này rất quan trọng đối với sự phát triển của bé.
Giàu vitamin C
Một quả cà chua cỡ trung bình chứa khoảng 47% lượng vitamin C mà cơ thể cần mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
Nuôi dưỡng xương chắc khỏe
Cà chua chứa rất nhiều vitamin K, giúp xương trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ theo thời gian.
Giảm nguy cơ nhiễm độc chì ở trẻ em
Một lý do khác để cho trẻ nhỏ ăn cà chua là nó có thể ngăn ngừa nhiễm độc chì. Mặc dù lượng chì trong các sản phẩm gia dụng hầu như bị loại bỏ, làm giảm đáng kể sự tiếp xúc của người với chì, tuy nhiên vẫn có thể có các trường hợp nhiễm độc chì từ các nguồn bất thường. Cà chua có nhiều vitamin C và vitamin C giúp giảm độc tính chì ở trẻ em.
Điều trị tình trạng nhiễm toan
Nhiễm toan là tình trạng mà các dịch trong cơ thể có nồng độ axit vượt mức bình thường. Nhiễm toan xảy ra khi phổi và thận không thể giữ độ pH cân bằng của cơ thể, khiến bé mệt mỏi, chán ăn, vàng da, khó thở…
Nhiều người cho rằng cà chua chứa rất nhiều axit, nhưng thực tế cà chua lại đối kháng với các axit trong cơ thể. Bằng cách bổ sung cà chua, cơ thể bé sẽ được tăng cường kiềm trị nhiễm độc axit.
Bé mấy tháng ăn được cà chua là phù hợp nhất?
Độ tuổi thích hợp nhất cho bé ăn dặm với cà chua là
từ 8 – 10 tháng tuổi. Lúc này, dạ dày của bé đã hoàn thiện và ổn định
nên có thể tiêu hóa dễ dàng các thành phần có trong cà chua.
Ăn dặm là bước khởi đầu để trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn uống các loại thực phẩm khác ngoài, từ đó giúp bé hoàn thiện khả tiêu hóa. Việc cho bé ăn dặm vào những lần đầu tiên có thể còn nhiều bỡ ngỡ đối với cả mẹ và bé. Bạn nên thêm cà chua vào chế độ ăn của bé vì đây là loại quả đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Cà chua ít khi gây dị ứng nhưng bạn vẫn nên cẩn thận để phòng tránh trẻ bị phát ban sau khi ăn cà chua.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng có thể cho bé ăn dặm với cà chua sớm hơn, nhưng cần chú ý đến các phản ứng của bé sau khi ăn. Trong hầu hết các trường hợp, cà chua ít khi gây dị ứng nhưng bạn vẫn nên cẩn thận để phòng tránh trẻ bị phát ban sau khi ăn cà chua. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ, các mẹ nên ngưng ngay việc cho bé ăn dặm với cà chua để ngăn chặn những tác động xấu đến sức khỏe của trẻ nhé!
Cách chế biến cà chua cho bé tập ăn dặm
Trước tiên, bạn có thể luộc (hoặc hấp) cà chua đến khi cà chua chín mềm. Tiếp đến, bạn lột vỏ, bỏ hạt cà chua, xay nhuyễn rồi trộn chung cà chua với cháo cho bé.
Bạn có thể kết hợp cà chua và trộn chung với một hoặc nhiều trong những loại thực phẩm như:
- Trứng
- Thịt bò, thịt gà, thịt lợn;
- Các loại rau củ (carrot, đậu đỗ, quả bí).
Một số món có thể kết hợp cùng cà chua cho bé tập ăn
Súp cà chua nghiền đơn giản
Đây là một món ăn đơn giản, dễ làm nhưng lại vô cùng tốt cho sức khỏe của bé đấy.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 4 quả cà chua
- Muối
- Bơ (1/2 thìa cà phê)
- Nước (nửa chén)
Thực hiện
- Rửa cà chua, để ráo, sau đó bỏ hạt và cắt thành từng miếng lớn. Bạn đừng cắt trước khi rửa, vì như vậy sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
- Cho cà chua vào nước, đậy nắp và đun cho đến khi cà chua mềm. Sau đó, bóc vỏ và nghiền với một ít nước.
- Cho bơ vào chảo, thêm cà chua đã nghiền và để sôi khoảng vài phút, thêm một ít muối nếu cần.
- Cho bé dùng súp cà chua.
Cháo cà chua thịt băm đậu phụ non
Nguyên liệu
- 2 quả cà chua
- 2 miếng đậu phụ non
- 30g thịt thăn
- Hành ngò
- Bột nêm rau củ quả
- Cháo nấu sẵn
Cách thực hiện
- Cà chua bạn cũng khứa như trên và cho nước sôi vào trụng 1-2 phút. Sau đó tiến hành lột vỏ, bỏ hết hạt và thái hạt lựu nhuyễn.
- Thịt thăn băm nhuyễn, cho vào ít bột nêm và dầu ăn, trộn đều. Thêm chút nước lọc để đánh tơi thịt.
- Bắc nồi lên bếp, cho vào chút dầu ăn đun nóng, cho thịt vào xào săn. Sau đó cho cà chua vào.
- Bạn đổ nước sôi vào nồi. Đồng thời bạn dùng một chiếc rây để chà đậu phụ cho nát.
- Đợi nồi nước thịt cà chua sôi thì bạn cho đậu phụ và cháo vào, khuấy đều.
- Cháo chín, bạn cho hành ngò băm nhuyễn vào. Đun thêm 3 phút thì mẹ đã hoàn thành cách nấu cháo cà chua cho bé ăn dặm.
Cháo cà chua cho bé ăn dặm
Khi nấu cháo với cà chua cho bé ăn dặm, bé sẽ nhận được một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất cho lợi cho sức khỏe có trong cà chua.
Chỉ với nguyên liệu là cà chua và gạo, các mẹ có thể nấu một món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm:
- Bước 1: Nấu cháo cho cho bé bằng gạo bình thường
- Bước 2: gọn sạch vỏ của 1 quả cà chua sau đó cắt nhỏ cho vào cháo nấu chín
- Bước 3: Cho cháo đã nấu chín với cà chua vào máy xay xay nhuyễn thành đồ ăn dặm cho bé.
Soup cà chua khoai tây ăn dặm
Bé mấy tháng ăn được cà chua và khoai tây? Trên 8 tháng là bé đã có thể thưởng thức món soup tuyệt vời này rồi. Cà chua và khoai tây đều là thực phẩm ăn dặm cần thiết cho quá trình phát triển của bé. Bởi vì loại rau củ này chiếm một lượng lớn các loại dưỡng chất quan trọng.
Các mẹ có thể thực hiện việc nấu đồ ăn dặm cho bé với cà chua và khoai tây theo các bước sau:
- Bước 1: Mẹ nấu cháo cho bé với lượng vừa đủ ăn
- Bước 2: Chuẩn bị ¼ củ khoai tây và ½ quả cà chua gọt sạch cắt nhỏ
- Bước 3: Cho cả 2 loại nguyên liệu này vào nồi cháo tiếp tục nấu nhừ
- Bước 4: Sau khi cháo chín và để nguội bớt, mẹ cho vào máy xay xay nhuyễn thành thức ăn dặm cho bé.
Cháo cà chua và thịt bò
Thịt bò chứa một lượng lớn vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé. Sự kết hợp của cà chua và thịt bò sẽ mang lại một món ăn bổ dưỡng cho bé. Để thực hiện món ăn dặm cho bé với cà chua và thịt bò, bạn có thể kham khảo các bước sau:
- Bước 1: Nấu cháo với một lượng vừa đủ
- Bước 2: Chuẩn bị ½ quả cà chua bỏ vỏ, bỏ hạt cắt nhỏ và thịt nạc bò cắt nhỏ
- Bước 3: Cho cà chua và thịt bò vào nồi cháo nấu chín nhừ
- Bước 4: Khi cháo nguội, cho vào máy xay nhuyễn.
Lưu ý gì khi cho bé ăn dặm cà chua?
Bên cạnh việc biết bé mấy tháng ăn được cà chua, thì bạn cũng cần nên chú ý một số vấn đề sau:
Những bé không nên ăn dặm cà chua
Một số bé có thể bị dị ứng với cà chua. Do đó, bạn nên quan sát cẩn thận. Nếu bị dị ứng với cà chua, bé sẽ bị hăm tã sau bữa ăn có cà chua, hoặc nổi mẩn đỏ quanh miệng. Nguyên nhân là do tính axit của cà chua gây nên. Tính axit này còn có thể gây ra tình trạng chàm bội nhiễm và trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Nếu như bé đang mắc các chứng bệnh trên và các bệnh về đường hô hấp, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn cho bé ăn cà chua.
Chọn lựa loại cà chua ăn dặm cho bé dưới 12 tháng tuổi
Hãy cho bé ăn những quả cà chua có màu đỏ hoặc màu da cam, quả mềm đều và không bị dập hoặc nứt. Mẹ cũng không nên cho bé ăn cà chua sống vì cà chua sống dễ làm bé dị ứng hơn cà chua đã nấu chín hoặc qua chế biến.
Mẹ có thể cho bé ăn sốt cà chua kèm với món mỳ Ý hấp dẫn ngay từ khi bé được 8 tháng tuổi. Mẹ cũng không nên sử dụng nhiều sốt cà chua cho món ăn của bé.
Nếu muốn cho bé ăn cà chua đóng hộp, mẹ hãy tìm loại cà chua hộp cả vỏ để có được giá trị dinh dưỡng cao hơn!
Nếu như không mua được cà chua chín, mẹ hãy tự làm cà chua chín tại nhà bằng cách đặt cà chua xanh vào một túi giấy màu nâu. Sau đó, cho một miếng/lát hoa quả (chuối, táo…) vào cùng cà chua. Chú ý không làm chín cà chua bằng ánh nắng mặt trời.
Thực phẩm hợp với cà chua
Cơ thể bé dễ hấp thu hơn nếu ăn cà chua được chế biến cùng với thực phẩm có chất béo tự nhiên. Mẹ hãy kết hợp cà chua với những loại quả có chất béo (quả bơ, dầu ô liu) hay các loại cá vị béo ngậy (cá thu, cá hồi). Ngoài ra, do bé vẫn chưa mọc răng đầy đủ nên bạn hãy cho bé ăn cà chua nghiền hoặc súp cà chua để tránh bị mắc nghẹn.
Cà chua giúp cơ thể bé tăng cường hấp thu sắt từ các thực phẩm khác nhờ Vitamin C. Mẹ hãy nấu cà chua nấu với các loại thịt đỏ (nguồn thực phẩm giàu sắt) trong nồi làm bằng hợp kim sắt để tăng cường tối đa hàm lượng sắt trong thức ăn.
Mẹ không nên nấu cà chua trong nồi nhôm. Tính axit của cà chua sẽ làm cho nhôm thôi vào thức ăn không hề có lợi cho sức khỏe của bé một chút nào.
Bảo quản cà chua
Không nhất thiết phải bảo quản cà chua trong tủ lạnh, bạn có thể để cà chua ở nhiệt độ phòng và tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn không nên để cà chua quá lâu mà nên ăn trong vòng vài ngày sau khi mua.
Dâu tây là một loại trái cây ngon và giàu dinh dưỡng. Hi vọng với những gì Tấm Food chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cà chua và đã có cho mình câu trả lời bé mấy tháng ăn được cà chua rồi! Hãy đưa những thông tin bổ ích trên vào chế độ ăn của bé một cách hợp lí nhé!