Cà chua chứa chất gì ? Thành phần khoáng chất có trong cà chua

Cà chua là loại thực phẩm quen thuộc của mọi gia đình. Vậy bạn đã biết cà chua chứa chất gì và có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe chưa? Ăn bao nhiêu cà chua một ngày là đủ? Hãy cùng Tấm Food tìm hiểu xem những thành phần dinh dưỡng và công dụng của quả cà chua nhé!

Thành phần dinh dưỡng

Chiếm đến 90% thành phần trong cà chua là nước, 5% còn lại chủ yếu là carbohydrate, chất xơ và các vi khoáng chất. Tất cả các thành phần này đều là những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Đặc biệt hơn, cà chua còn là hỗ trợ việc chống lại sự oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Cà chua socola có tốt không? Nên chế biến như thế nào ?

Cà chua có chất gì?

Quả cà chua chứa axit hữu cơ trong đó axit tactric, xitric, succinic và malic chiếm chủ yếu. Hạt cà chua chiếm 25% bởi một loại dầu béo thô, có thể ăn được sau khi tinh chế. Khô dầu hạt cà chua có thể dùng làm thức ăn cho gia súc. Về giá trị dinh dưỡng, cứ 100 gram cà chua cung cấp 18 kcal (75 kJ), trong đó bao gồm các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Protein: 0.9 gram; carbohydrate: 3.9 gram trong đó có đường: 2.6 gram, chất xơ: 1.2 gram; chất béo: 0.2 gram; nước: 95 gram; vitamin C: 13 miligam; manganese: 0.8 miligam.
  • Có tác giả còn thấy vitamin P, vitamin K. Ngoài ra còn lycopen, xanthophyle và quexcitrozit.
cà chua chứa chất gì

Manganese

Cà chua cung cấp nguồn manganese với hàm lớn, cứ 100g cà chua có thể đáp ứng 13% nhu cầu về khoáng chất này ở người trưởng thành. Đây là một tỷ lệ vượt trội khi so sánh khả năng cung cấp mangan từ thực phẩm cho cơ thể người.

Chất xơ

Thành phần chất xơ trong cà chua làm chậm sự hấp thu đường ở ruột. Vả lại, thành phần cacbohydrate (chất bột đường) trong cà chua rất thấp. Điều này có tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu. Một nghiên cứu được đăng tải bởi tạp chí y khoa thuộc Hiệp hội Y khoa Hoa kỳ cho biết: hoạt chất chống oxy hóa trong cà chua có tác dụng hạn chế các tổn thương mạch máu ở thận, biến chứng thường thấy ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Cà chua cung cấp 1.2 gram mỗi 100 gram (tức là khoảng 1.5 gram cho một quả cà chua cỡ trung bình). Có đến 87% chất xơ trong cà chua là loại không hòa tan, tồn tại ở dạng hemicellulose, cellulose và lignin.

Carbs (Carbohydrate)

Chất này chiếm gần 4% cà chua sống, trong đó 70% là các loại đường đơn như glucose và fructose. So với các loại rau củ quả khác thì hàm lượng carbs trong cà chua thấp, vì vậy không gây tích mỡ, béo phì và tốt cho một chế độ ăn uống khoa học, giảm mỡ thừa.

Cà chua cherry socola có thật sự tốt như “lời đồn”?

Potassium (Kali)

Potassium được tìm thấy ở cà chua với hàm lượng vượt trội hơn hẳn so với những loại thức ăn thông dụng. Kali làm thành mạch máu dẽo dai, mềm mại hơn, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ mạch máu, ổn định huyết áp. Đây là một khoáng chất thiết yếu, có lợi trong việc duy trì sức khỏe hệ thần kinh. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn giúp làm giảm áp lực trong mạch máu và động mạch, nhờ đó kiểm soát huyết áp, phòng chống bệnh tim hiệu quả

Naringenin

Thành phần này được tìm thấy trong da cà chua. Nó đã được chứng minh là có khả năng làm giảm viêm và phòng chống một số bệnh tật.

Lycopene

Đây là loại sắc tố màu đỏ chứa chất oxy hóa cao, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc phòng chống ung thư, chống lại bệnh tim mạch. Đặc biệt, thành phần này vẫn được tìm thấy với nồng độ cao ở các loại sốt cà chua chế biến sẵn, vì vậy bạn có thể bổ sung thông qua loại gia vị này.

Beta carotene

Chất oxy hóa thường thấy ở các loại thực phẩm màu vàng hoặc cam, khi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành vitamin A.

Chlorogenic acid

Không hề ngạc nhiên khi cà chua được xếp vào danh sách các loại rau củ quả được khuyên dùng để hạ huyết áp, ổn định đường huyết. Bởi nó chưa một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng làm giảm tình trạng cao huyết áp hiệu quả.

Bên cạnh đó thành phần này còn có tác dụng chống lại tác động của khói thuốc lá nhờ vào khả năng chống lại nitrosamine – chất gây ung thư được tìm thấy ở người hút thuốc lá.


Cà chua có chất gì? Các loại Vitamin trong cà chua

Với thành phần giàu các hoạt chất chống oxy hóa mạnh, vitamin A, vitamin k, Canxi…, Cà chua hỗ trợ tăng cường sức khỏe răng, xương, và da, hạn chế tối đa tổn hại từ tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây ra các nếp nhăn cho làn da.

Và chất xơ trong cà chua hỗ trợ cân bằng hấp thu các dưỡng chất ở ruột, giúp phòng chống thừa cân béo phì, giúp bạn có một “body” thon thả. Các Vitamin như A, E…và sắt trong cà chua hỗ trợ cân bằng pH và môi trường vùng chân tóc, phòng chống gầu, dị ứng cũng như tăng hệ thống vi tuần hoàn da đầu, giúp bạn có một mái tóc óng ả, mượt mà và khỏe mạnh.

Vitamin A

Có rất nhiều vấn đề thị lực xảy ra do những tác động xấu từ các gốc tự do. Lúc này, Vitamin A chính là chìa khóa để ngăn chặn những tác động xấu đó. Đây là chất có khả năng cải thiện thị lực, phòng ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng, quáng gà.

Mỗi khẩu phần ăn của cà chua (tương đương với 150g) đáp ứng 25% nhu cầu vitamin A ở người trưởng thành. Bạn có thể bổ sung chất này bằng cách ăn cà chua mỗi ngày và các món chế biến từ cà chua chocolate. Qua đó, hấp thu được hàm lượng vitamin A dồi dào trong loại trái cây này!

Vitamin C

Theo nghiên cứu, cứ khoảng 150g cà chua (tương đương với một khẩu phần ăn) có thể đáp ứng 32% nhu cầu vitamin C trong một ngày của người trưởng thành. Chất chống oxy hóa tự nhiên này có khả năng ngăn các gốc tự do gây ung thư và lão hóa tế bào.

Ngoài ra đối với các tín đồ làm đẹp, cà chua chính là thực phẩm “vàng” trong công cuộc làm đẹp dáng và sáng da. Chúng được sử dụng nhiều trong những công thức giảm cân giữ dáng và làm đẹp da vô cùng hiệu quả.

Cà chua socola có tốt không? Nên chế biến như thế nào ?

Vitamin B6

Cà chua đáp ứng tới 6% nhu cầu hàng ngày về vitamin B6. Do đó, nó được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị dành cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ – những đối tượng dễ bị ảnh hưởng sức khỏe nếu thiếu hụt vitamin B3. Trên thực tế, vitamin B6 được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến máu và co giật ở trẻ sơ sinh.

Vitamin K

Đây là thành phần được tìm thấy trong cà chua với hàm lượng phong phú, rất cần thiết cho máu đông và kiểm soát tình trạng chảy máu. Ngoài ra vitamin K là chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của hệ xương trong cơ thể.

Vitamin B9

Đây là thành phần có khả năng hỗ trợ sự phát triển của mô và đảm bảo các chức năng tế bào được bình thường. Chúng đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ khi mang bầu. Vì vậy các thai phụ thường được khuyến khích tăng cường cà chua trong những bữa ăn hàng ngày. Một khẩu phần cà chua đáp ứng 6% nhu cầu hàng ngày về vitamin B9 ở người trưởng thành.

Tóm lại

Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về cà chua có chất gì và tác dụng của chúng đối với sức khỏe ra sao. Ngoài ra, khi chế biến món ăn có cà chua, nên thêm vào tí dầu ăn. Việc này sẽ giúp các thành phần dưỡng chất trong cà chua được hấp thu tối đa vào cơ thể.

Tùy theo khẩu vị và phong cách ăn uống của mỗi người, Cà chua có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau, nấu chín, ăn tươi, xay nhuyễn hay nước ép cà chua buổi tối… 


Block "an-vat" not found

Share via
Copy link
Powered by Social Snap