Chế độ ăn uống khoa học là gì? Tầm quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh ra sao? Đây chính là điều thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của con người bởi nó là nền tảng của sức khỏe và trí tuệ. Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp bạn có một cơ thể thon gọn và dẻo dai mà còn giúp cơ thể trở nên khỏe khoắn hơn, năng suất lao động cao, tinh thần tươi trẻ. Hãy cùng Tấm Food chúng tôi tìm hiểu về một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng nhé!
Mục lục:
Các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cần có trong một bữa ăn
Một chế độ ăn khoa học phải bao gồm đủ bốn nhóm thực phẩm: nhóm chất đạm, nhóm bột đường, nhóm chất béo, nhóm vitamin khoáng chất.
Nhóm chất đạm
Chất đạm (hay còn gọi là protein) là nhóm chất dinh dưỡng cung cấp các thành phần thiết yếu để cấu tạo và duy trì sự sống cho cơ thể. Đồng thời, nó còn tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại bệnh tật. Lượng protein tối thiểu phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Người lao động càng nặng thì lượng protein càng cao.
Chất đạm được chia thành các nhóm nhỏ như đạm động vật( thịt, cá, trứng, sữa,…) hoặc đạm thực vật( các loại đậu, đỗ, lạc,…). Bên cạnh đó, các loại thịt đỏ như thịt bò hay thịt heo chứa hàm lượng chất đạm vô cùng dồi dào và cung cấp chất sắt để phát triển thể chất.
Tuy nhiên, nếu sử dụng thịt đỏ không hợp lý sẽ dẫn đến một số nguy cơ về sức khỏe. Thêm vào đó tăng cường ăn các loại thịt gia cầm như gà, vịt, ngan, chim và tối thiểu phải ăn ít nhất 3 bữa cá trong một tuần.
Nhóm bột đường
Chất đường bột là chất nhóm chất dinh dưỡng có vị ngọt, tồn tại dưới dạng đường, chất xơ và tinh bột. Chúng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể.
Đồng thời, chất bột đường cũng là thành phần cấu tạo nên các tế bào và mô của cơ thể. Nó còn giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt, đào thải các chất độc hại đối với cơ thể do nhóm bột đường dưới dạng chất xơ.
Nhóm chất béo
Chất béo được chia làm 2 loại như mỡ động vật hoặc dầu thực vật giúp cung cấp năng lượng và phát triển thể chất. Vì cơ thể khó hấp thụ nhóm mỡ động vật vì chứa nhiều chất béo bão hòa nên tránh sử dụng loại chất béo này. Ngược lại, mỡ cá và mỡ gia cầm là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe như omega 3, omega 6, omega 9,…
Nhóm chất béo từ dầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu,… được khuyến khích sử dụng vì chứa hàm lượng chất béo không bão hòa rất lớn. Tuy nhiên, hạn chế dùng chất béo từ dầu cọ vì chúng chứa chất béo bão hòa.
Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chiên, xào, nướng mà thay vào đó là ăn các nhóm thực phẩm hấp, luộc để giảm mất mát các chất dinh dưỡng. Đặc biết, hạn chế ăn đồ nướng vì tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nhóm vitamin và khoáng chất
Vitamin và các khoáng chất là một trong những chất thiết yếu để cấu tạo nên tế bào, duy trì và phát triển sự sống của các tế bào, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, nó còn giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công của các tác nhân gây nhiễm trùng.
Lượng vitamin D rất lớn có trong tôm, nấm cùng với canxi giúp cơ thể phát triển xương, đặc biệt cần thiết cho lứa tuổi đang phát triển. Ngoài ra, nó còn phòng ngừa được các bệnh về xương như còi xương, xương sống cong, chậm mọc răng,…
Như thế nào là chế độ ăn uống khoa học?
- Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Vì chúng cung cấp năng lượng sau một đêm dài và cho cả ngày làm việc.
- Phân bố thời gian ăn sáng, trưa, tối trong ngày cho thích hợp. Đặc biệt, buổi tối nên ăn trước khi ngủ 2-3 giờ.
- Cung cấp nước cho cơ thể một ngày đủ 1,5-2 lít nước.
Việc cân bằng các nhóm thực phẩm trong chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vì khi thiếu chất hay thừa chất đều có hại cho sức khỏe. Mặt khác, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm cũng quan trọng không kém. Các thực phẩm phải đạt chất lượng tốt mới thì mới cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, hãy cố gắng tạo cho bản thân một chế độ ăn khoa học thích hợp để có một sức khỏe dẻo dai, bền bỉ nhé!