Cà chua là một loại quả khá được ưa chuộng trong nhiều bữa cơm Việt vì chứa dinh dưỡng cao. Tuy nhiên người đau dạ dày có ăn được cà chua không? Đau dạ dày thì phải ăn thực phẩm nào và tránh những gì? Hôm nay Tấm Food sẽ chia sẻ với bạn những thông tin liên quan đến căn bệnh đau dạ dày này nhé!
Mục lục:
Đau dạ dày có ăn được cà chua không?
Cà chua luôn được biết đến là một trong những loại quả mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó nhiều người thường nghĩ “đau dạ dày ăn cà chua giúp hết bệnh”. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Loại quả này chứa nhiều thành phần pectin và chất phenolic. Chúng sẽ phản ứng với lượng axit có trong dạ dày, khiến tình trạng của bạn trở nên nặng hơn. Tình trạng này sẽ càng trở nên tồi tệ nếu bạn lạm dụng quá nhiều hoặc sử dụng cà chua sống.
Dấu hiệu của đau dạ dày sau khi sử dụng cà chua
Khi dạ dày của người bệnh gặp các chất trên trong cà chua. Chúng sẽ gây ra tình trạng nôn mửa, đau bụng, toàn thân sẽ trở nên mệt mỏi. Đặc biệt là sẽ khiến bạn tiết nhiều nước bọt hơn. Nếu nghiêm trọng có thể gây nguy hại đến cả tính mạng.
Vì vậy “Đau dạ dày có ăn được cà chua không?”. Câu trả lời là “Không nên sử dụng nhiều” bạn nhé!
Nguyên tắc ăn cà chua với bệnh nhân dạ dày
Bị đau dạ dày ăn cà chua có thể được nhưng chỉ nên ăn với mức độ vừa phải và cần được chế biến đúng cách. Loại thực phẩm này có khả năng phòng chống ung thư rất tốt, ngoài ra hàm lượng dinh dưỡng mà chúng mang lại cao.
Người bị đau dạ dày muốn ăn cà chua một cách hiệu quả cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Sử dụng cà chua chín đỏ với liều lượng ít.
- Không được ăn cà chua khi bụng đói.
- Tuyệt đối nói không với cà chua xanh, còn sống.
- Nên chế biến cà chua thành các món ăn để giảm tính axit trong loại quả này.
- Khi sử dụng cà chua, nên loại bỏ hạt. Tránh gây khó tiêu và áp lực lớn lên dạ dày.
Đau dạ dày ăn cà chua đã nấu chín
Ăn cà chua tươi như một loại salad là món ăn được nhiều người khá ưa thích bởi độ tươi mát và ngon miệng. Tuy nhiên cà chua sống lại làm cho dạ dày phải tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa hơn thông thường. Hoạt chất pectin trong cà chua phản ứng với dịch vị, gây nên hàng loạt hiện tượng như ợ hơi, ợ chua và các cơn đau dạ dày.
Bởi vậy để đảm bảo sức khỏe được an toàn nhất, người bệnh bị đau bao tử chỉ nên ăn cà chua đã được chế biến chín. Nếu bị đau dạ dày có kèm theo hiện tượng đi ngoài lỏng, hãy dừng ngay việc ăn cà chua sống đặc biệt là khi bụng đang đói.
Chế biến cà chua đúng cách
Lưu ý đầu tiên người bệnh bị đau dạ dày cần nắm chắc khi dùng cà chua trong các bữa ăn đó chính là việc sơ chế hay chế biến thành các món. Bạn nên lựa chọn những quả cà chua chín vừa phải và tươi mới, không quá xanh hay quá chín.
Để làm được điều đó, bạn hãy chú ý khi mua cà chua, chỉ nên chọn quả chín mọng màu đỏ tươi, vỏ căng bóng. Tuyệt đối không nên tiếc hay ham rẻ mà chọn những quá đã bị dập nát hoặc bị hỏng một phần.
Trong khi chế biến cà chua, người bệnh nên loại bỏ hết hạt cũng như nước trong phần hạt bởi chúng chứa nhiều acid hơn. Quá trình nấu món ăn bạn cũng không nên đun cà chua quá lâu bởi chất dinh dưỡng dễ bị mất đi và không tốt cho dạ dày tiêu hóa.
Những thực phẩm không kết hợp với cà chua
Cà chua tốt cho sức khỏe khi ăn nhưng cũng có thể mang đến những ảnh hưởng không tốt nếu kết hợp với thực phẩm không phù hợp. Đặc biệt, người bệnh cần ghi nhớ kỹ những sự kết hợp không nên với cà chua bao gồm:
- Khoai tây: Khoai tây có chứa thành phần acid clohydric, không thể hòa tan các dưỡng chất có trong cà chua. Bởi vậy khi kết hợp cà chua với khoai tây, người bệnh ăn thường cảm thấy khó tiêu, đầy chướng bụng.
- Khoai lang: Cà chua kết hợp với khoai lang không tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt với những người bị đau dạ dày. Nếu dùng chung dễ gây nên hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa mức độ nhẹ.
- Cà rốt: Trong cà rốt có chứa nhiều thành phần enzyme phân giải vitamin có trong cà chua. Do đó, quá trình cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng bị cản trở, thành dạ dày bị nhiều áp lực tác động.
- Dưa chuột: Hãy hạn chế ăn dưa chuột khi bạn đang bị đau dạ dày, bởi trong dưa chuột cũng chứa enzyme catabolic phá hủy cấu trúc vitamin C.
- Tôm: Chắc hẳn người bệnh ít khi để ý đến sự kết hợp của cà chua với tôm. Tuy nhiên khi hai thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ tạo ra chất asen rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
Khi nào thì bạn không nên ăn quá nhiều cà chua?
Khi bị mắc bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn là từ để chỉ các bệnh sinh ra do sự rối loạn xảy ra tại hệ miễn dịch trong cơ thể con người có chức năng bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật.
Tự miễn tức là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào của chính mình. Bẩm sinh hệ miễn dịch của cơ thể có chức năng nhận diện những yếu tố “lạ – quen” đối với cơ thể. Mục đích hình thành kháng thể chống lại các yếu tố “lạ”, bảo vệ các yếu tố “quen”. Nhưng vì một lý do nào đó, các tế bào trong cơ thể bị biến đổi cấu trúc trở thành yếu tố “lạ”. Hệ miễn dịch của cơ thể không nhận dạng được, dẫn tới kích hoạt hệ miễn dịch sinh ra kháng thể chống lại các tế bào của chính mình. Cuối cùng gây ra bệnh tự miễn.
Các hợp chất alcaloid trong cà chua có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong cơ thể. Điều này đặc biệt gây hại đối với những người mắc các bệnh tự miễn. Rất nhiều người mắc bệnh này đã loại bỏ nhóm thực phẩm họ “cà” ra khỏi chế độ ăn để cải thiện tình trạng bệnh.
Khi mắc vấn đề về tiết niệu
Trong cà chua có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng. Nhưng axit trong cà chua có thể kích thích bàng quang nên công dụng lợi tiểu chỉ đúng với người sức khỏe bình thường. Còn khi bạn không tự chủ được các vấn đề về tiết niệu, tốt nhất là nên tránh hoặc cắt giảm các thực phẩm này.
Khi mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) còn được gọi là đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, viêm đại tràng tiết nhầy, và viêm đại tràng co thắt. Đó là một tình trạng riêng biệt so với bệnh viêm ruột và không liên quan đến các bệnh đường ruột khác.
Hội chứng ruột kích thích gây ra những cơn đau co thắt mạnh và khiến người bệnh thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân không ổn định, ăn uống không được thoải mái.
Ăn cà chua có thể kích hoạt các triệu chứng của bệnh IBS như tiêu chảy, chuột rút đau đớn, đầy hơi và táo bón. Bạn cũng nên tránh các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, cay chua và các loại thức ăn gây kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá. Đối với một số người, thêm gia vị và thảo dược như gừng, bạc hà và hoa cúc giúp làm giảm một số triệu chứng của IBS.
Khi cơ thể dễ bị dị ứng
Có một số người bị dị ứng với hợp chất gọi là histamine, cà chua có thể gây phản ứng dị ứng. Các triệu chứng dị ứng bao gồm chàm, phát ban da, hắt hơi, cảm giác ngứa ở cổ họng, sưng mặt và lưỡi. Cà chua cũng được cho là gây viêm da dị ứng ở một số người. Một phản ứng dị ứng với cà chua cũng có thể dẫn đến khó thở.
Khi có vấn đề về thận
Cà chua chứa rất nhiều oxalate, hợp chất rất khó chuyển hóa nếu bạn ăn quá nhiều. Kết hợp với sự tích tụ canxi trong các mô bạn rất dễ mắc bệnh sỏi thận nếu ăn uống không hợp lý. Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận. Đối với những người bị sỏi thận sẽ làm cho đường tiết niệu bị kích thích dẫn đến co thắt, bóp chặt hòn sỏi làm cho đường tiểu bị tắc nghẽn. Hậu quả là nước tiểu không được đào thải ra ngoài mà ứ đọng lại gây nên các áp lực đột ngột ở vị trí đài và bể thận gây ra những cơ đau quặn cũng là một nguyên nhân gây bệnh thận ứ nước. Chưa kể, hàm lượng kali dồi dào trong cà chua có thể làm suy giảm chức năng của thận.
Khi gặp các vấn đề về dạ dày
Đau dạ dày có ăn được cà chua? Cà chua chứa nhiều axit, ăn nhiều có thể gây trào ngược, ợ nóng. Cảm giác này ngày càng khó chịu hơn nếu bạn nằm hoặc cúi xuống ngay sau khi ăn. Người bệnh còn có thể kèm thêm ợ chua và ợ thức ăn – đó là lúc dịch dạ dày lên cao hết chiều dài thực quản kèm vị chua trong miệng. Khi có các triệu chứng nghi ngờ bị trào ngược dạ dày thực quản nên nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Những thực phẩm nên và không nên ăn khi đau dạ dày
Nên sử dụng
- Chuối: Những thành phần trong loại trái cây này có khả năng trung hòa tốt lượng axit vượt ngưỡng trong dạ dày.
- Thực phẩm thô: Điển hình như gạo lứt, bắp, đậu, hạt điều,… Loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin B, giúp tối ưu việc chuyển hóa thức ăn. Ngoài ra còn mang hàm lượng lớn chất chống oxy hóa giúp bảo vệ dạ dày một cách tốt nhất.
- Nước dừa: Là một trong những thức uống hàng đầu được bác sĩ khuyên dùng khi bị đau dạ dày. Chúng chứa nhiều các chất Magie, Canxi, Kali,.. và các chất khoáng tốt cho cơ thể.
- Sữa chua: Đau dạ dày có ăn được sữa chua? Nhờ vào hàm lượng probiotic dồi dào. Sữa chua giúp các hoạt động trong đường ruột diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra chúng còn giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Chính vì điều này mà những người bị đau dạ dày thường được khuyên sử dụng sữa chua hằng ngày để cải thiện hệ tiêu hóa
Xem thêm: Cùng tìm hiểu sinh tố cà chua cho bà bầu ngon bổ dưỡng tại nhà
Thực phẩm cấm kỵ ăn khi bị bệnh đau dạ dày
- Đồ cay nóng: Đây là loại thức ăn mà người đau dạ dày hoàn toàn không nên sử dụng. Chẳng hạn như tiêu, ớt,… sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày. Khiến tình trạng viêm loét dạ dày càng trở nên nghiêm trọng.
- Các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… đều là chất kích thích có khả năng gây đau dạ dày. Nếu người bệnh không loại bỏ thói quen sử dụng này thì có thể bạn sẽ bị chảy máu dạ dày hoặc thủng dạ dày.
- Thực phẩm chua: Các loại trái cây như cam, quýt hay chanh,.. thường có nồng độ axit rất cao. Chúng sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng,…
Sự thật về việc “Đau dạ dày có ăn được cà chua không?” đã được các chuyên gia giải đáp. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn hãy chú ý đến thực đơn ăn uống của mình nhé!